Những mẫu chuyện hay

Chi tiết

Những mẫu chuyện hay

09/06/2010 10:57
Có ba hạng người tu hành
 
Three Kinds of Practitioners
(Except from “Of God and Humans: Insights from Bible Stories, page 73, English version,  Spoken by Supreme Master Ching Hai, Hsihu, Formosa, June 10, 1990, Originally in Chinese)
 
"There are three kinds of spiritual practitioners. The first kind believes in God and obeys God; the second kind works for God; and the third kind, the highest of all, becomes one with God. Those who are one with God or attain this state naturally, not because they expect it. They’re very sincere, of course, but they don’t expect anything. Sincerity is different than expectation. I don't know how to tell you the difference between them, but it comes naturally. It’s difficult to explain it in words. Sometimes we may get confused and think that expectation is sincerity, but they’re actually different.
 
The first kind of person likes to worship God and obeys God, and then they’re satisfied. They’re happy to be able to worship God every day and think that there’s a God Who’s higher than they are and Who’s taking care of them. If they can pray to Hirm every day, they’re happy and don’t ask for other things. This is the first kind of practitioners.
 
The second kind of spiritual practitioner recognizes God so they like to work for God.  Whatever they do is for God.  However, after they work for a while, they become more fond of their work than of God. So they begin to find more and more work to do and forget that their goal is to work for God. This kind of spiritual practitioner can earn a lot of merit. They can do many good deeds to liberate sentient beings, such as give lectures, build temples, become monks and nuns, and so on.
 
However, after they’ve worked for a long time, people may worship them, adore them and think that they’re virtuous.  People may keep praising them, and the more people praise them, the more they indulge in their work. Gradually, they become attached to doing good deeds, and hence are never able to become one with God. These two kinds of spiritual practitioners can’t attain the highest level because one is attached to worshipping God and the other is attached to working in order to please God.
 
The third kind of spiritual practitioner may also worship God and do good deeds to please Hirm, but they know these things are only secondary. What interest them most is the question "Who is God?" They not only want to worship God, not only want to work for God to please mn. Hirm, but also want to know who God is in order to get hold of Hirm. This kind of spiritual practitioner will ultimately become one with God. However, very few people can attain this level. It’s easy to talk about it, but it’s hard to realize it.”
                                                                   ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
“Có ba hạng người tu hành. Hạng thứ nhất tin tưởng vào Thượng Đế và vâng lời Ngài. Hạng thứ hai làm việc cho Ngài, và hạng thứ ba, là hạng người tu hành cao nhất, trở thành Đồng Nhất Thể với Thượng Đế. Những người tu hành được Đồng Nhất Thể với Thượng Đế hoặc tự nhiên đạt đến trạng thái này không phải vì họ mong đợi. Dĩ nhiên, họ rất thành tâm, nhưng họ không mong đợi bất cứ điều gì. Sự thành tâm khác với mong đợi. Sư Phụ không biết làm sao để giải thích sự khác biệt giữa chúng cho qúi vị rõ, nhưng mà nó đến một cách tự nhiên. Khó mà giải thích bằng lời. Thỉnh thoảng, chúng ta lẫn lộn và nghĩ rằng sự mong đợi là thành tâm, nhưng thật ra chúng khác nhau.
Hạng người tu hành thứ nhất là mẫu người thích thờ phụng Thượng Đế, và vâng lời Ngài, và họ được mãn nguyện. Họ vui sướng được thờ phụng Thượng Đế mỗi ngày và nghĩ rằng có một Thượng Đế cao hơn họ, và đang chăm sóc họ. Nếu họ có thể cầu nguyện Ngài mỗi ngày, họ thật sung sướng và không đòi hỏi gì hơn ngoài những điều này. Đây là hạng người tu hành thứ nhất.
 
Hạng người tu hành thứ hai là người nhận biết Thượng Đế, vì vậy họ thích làm việc cho Ngài. Những gì họ làm đều có ý tưởng dâng lên Thượng Đế. Nhưng sau một thời gian làm việc, họ chìm đắm vào công việc nhiều hơn là thích thú Thượng Đế. Vì vậy, họ bắt đầu tìm nhiều việc hơn để làm, và họ quên mất mục đích tối thượng của họ là làm việc cho Thượng Đế. Hạng người tu hành này có thể kiếm được rất nhiều công đức. Họ có thể làm rất nhiều việc thiện lành để giải thoát chúng sinh, như là thuyết pháp, xây chùa chiền, trở thành người xuất gia và vân vân.
 
Nhưng sau một thời gian làm việc như vậy, người đời có thể suy tôn, sùng bái và nghĩ rằng những người tu hành này là hạng người tu hành có đức hạnh. Rồi người ta tán thán họ không hết lời, và khi họ càng được tán thán, họ càng chìm đắm trong công việc. Từ từ, họ trở nên dính chặt vào công việc từ thiện, và không bao giờ có thể trở thành đồng nhất thể với Thượng Đế. Hai hạng người tu hành này không thể đạt được đẳng cấp tu hành cao đẳng, bởi vì một thì bị dính vào việc thờ phụng Thượng Đế và hạng kia thì bị buộc vào công việc làm hài lòng Ngài.
 
Hạng người tu hành thứ ba có thể thờ phụng Thượng Đế và làm việc thiện lành để làm hài lòng Ngài, nhưng mà họ biết những việc này không quan trọng. Họ muốn nhận thức rõ: “Thượng Đế là ai?” Họ không chỉ muốn thờ phụng Ngài, không chỉ muốn làm việc cho Ngài, nhưng họ cũng muốn biết Thượng Đế là ai để được câu thông với Ngài. Hạng người tu hành này cuối cùng sẽ trở thành Đồng Nhất Thể với Thượng Đế. Tuy nhiên, rất ít người đạt được đẳng cấp tu hành này. Nói thì dễ, nhưng mà khó để nhận biết được.”
 
TRÁI TIM CỦA MẸ

Ngày xưa, có một cậu bé ở với mẹ trong một túp lều ven rừng. Ngày ngày cậu đi vào rừng hái củi bán để nuôi mẹ. Mẹ cậu ở nhà nấu cơm, vá áo chăm sóc những luống rau. Hai mẹ con sống nghèo nàn hẩm hút, nhưng không kém vẻ đầm ấm, bởi vì tình thương của mẹ vốn đã là điều kiện cần và đủ cho một con người.

Nhưng cậu bé lớn dần và bắt đầu đi xa hơn trong những buổi kiếm củi. Hồn cậu cũng bay xa hơn trong những mộng ước, mong chờ. Cho đến một chiều nọ, trên đường hái củi cậu bắt gặp một bóng hồng thiếu nữ bên suối biếc. Kể từ hôm ấy, bát cơm nguội trên tay mẹ âu yếm đưa cho cậu ăn đỡ đói lòng mỗi khi trở về, không còn hương vị nữa. Cậu bắt đầu tiếc nhớ bâng khuâng, người trở thành thờ thẫn, mất hồn. Bà mẹ lo lắng hỏi han, cậu gắt gỏng với mẹ. Tình yêu hay đúng hơn, sự mê gái, đã làm cậu lú lẫn mê muội rồi. Mẹ càng chăm sóc ân cần, cậu càng khó chịu, muốn bỏ nhà ra đi… theo bóng hồng bên suối biếc.

Ối, phải chăng nàng là tiên nữ giáng trần? Cậu cảm như chưa bao giờ thấy một người con gái đẹp đến thế. Mỗi dáng vẻ, động tác của nàng đều làm cho cậu mê mẩn tâm thần:

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh

Huống chi nàng lại đứng bên bờ suối phản chiếu ánh trời chiều long lanh với muôn màu sắc: màu xanh của mây, màu vàng, đỏ, tím của hoa rừng, màu lục biếc của cây lá… Giữa thiên nhiên kỳ tuyệt ấy, nàng nổi bật như một đóa hoa vương giả khoe tươi.

"Thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn" …

Thanh niên đánh bạo đến gần người đẹp. Thiếu nữ vừa trông thấy cậu đã khóc òa:

- Chàng ôi! Thiếp không còn sống được bao lâu nữa nếu…

Giọng oanh vàng nấc nghẹn. Thanh niên hỏi dồn:

- Tại sao, tại sao, nàng hỡi! Tôi sẽ làm bất cứ gì để đem lại sự sống cho nàng, dù có phải mất mạng.

Thiếu nữ mở lớn đôi mắt bồ câu xinh:

- Thật không, ồ xin chàng hãy cứu thiếp! Thiếp đau bệnh nan y, thầy thuốc bảo chỉ có nuốt vào mình trái tim nóng hổi của một người mới tắt thở, họa may hết bệnh. Nếu chàng cứu thiếp, thiếp xin hứa sẽ trọn đời sửa túi nâng khăn.

- Xin nàng hãy đứng chờ.

Thanh niên chạy như bay một mạch về túp lều. Bà mẹ tựa cửa trông con, trong chỗ tranh sáng tranh tối, cậu va cái cốc vào đầu mẹ. Tiện thể, cậu rút ngay con dao ở vách lều, thọc vào ngực bà, moi ra trái tim còn nóng hổi. Cậu bưng trái tim mẹ hối hả chạy ngược trở lại bờ suối.

Mặt trời đã lặn khuất sau đồi. Bóng lá cây đen dầy che rợp lối đi. Ba bốn lần cậu suýt vấp ngã vì vội vàng hấp tấp. Bỗng nghe một tiếng nói hiền từ đâu đây vọng lại:

- Con ơi, chạy chậm bước lại kẻo té con ạ!

Cậu giật mình đứng lại ngơ ngác nhìn quanh. Nhưng cậu chợt hiểu. Thì ra tiếng nói kia vang lên từ trong hai lòng tay cậu, từ TRÁI TIM CỦA MẸ!
 
 
CÔ LÁI ĐÒ

Xưa, có một thiền sư có việc phải sang sông. Ngồi trên đò, sư cũng hơi kinh ngạc vì nhan sắc dễ coi của cô gái miền quê. Ðến lúc lên đò, hành khách mỗi người phải trả cho cô một quan. Sư cũng định thế, không ngờ cô gái hóm hỉnh bảo:

- Xin nhà thầy trả cho tôi hai quan!

Sư còn đang ngạc nhiên thì cô lái đã tiếp:

- Một quan cho tiền đi đò và một quan về khoản nhìn người lái.

Vốn không ưa tranh cãi lôi thôi. Sư liền trả cho cô hai quan tiền, nhưng trong bụng hơi tấm tức.

Bận về sư cứ dí mũi xuống sàn thuyền, không dám nhìn lên, nào ngờ lần này cô lái bảo:

- Xin nhà thầy cho xin năm quan!

Không nhịn được nữa, nhà sư cãi:

- Nhưng tôi có nhìn cô đâu nào?

Cô lái mĩm cười:

- Ðồng ý là thầy không nhìn tôi bằng mắt, nhưng thầy lại nhìn bằng tâm ... Vì thế tôi mới tăng giá gấp đôi lên cơ chứ!


Lời bàn

Nếu mỗi phóng tâm động niệm của chúng ta đều phải trả tiền kiểu này thì dù có đi ở đợ cũng không thể nào thanh toán nổi!
(Sưu tầm Truyện cổ thiền PG")

CHIẾC CẦU KỲ DIỆU

Ðây là một khu rừng xanh tươi trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, lòng sông Hằng từ ngàn cao đổ về, chầm chậm chảy như muốn nghỉ ngơi sau khi đã vượt qua nhiều đoạn thác ghềnh. Bên bờ sông phía Nam, vượt lên trên muôn ngàn cây lá xanh tươi tốt, có một cây xoài khổng lồ. Thân cây vút tận trời. Cành xoài đâm ngang che cả một vùng rộng lớn. Nhiều nhánh ngả ngang trên dòng sông, soi hình xuống đáy nước, trái xoài mập mạp, to trĩu cả cây.

Cây xoài là nơi tụ họp của một đoàn vượn đông đúc. Tám ngàn con, chúng họp thành một quốc gia hẳn hoi đứng đầu là một vượn chúa, thân hình cao đẹp, sức khỏe phi thường. Nguồn lợi thiên nhiên đủ cung cấp cho toàn đoàn vượn lương thực suốt cả một mùa. Nhưng phải cẩn thận, không được để trái nào chín tới, phải ăn quả lúc còn xanh. Ðó là lệnh của vượn chúa biết lo xa, và bầy vượn ngoan ngoãn làm theo.

Một hôm, một điều không may xảy đến. Một trái xoài che khuất bởi một tổ kiến to, dần dà chín mùi, rơi xuống dòng sông. Trái xoài bị nước cuốn đi, trôi dạt vào bể bơi của vua xứ Ba La Nại vừa đúng lúc nhà vua đang tắm. Trái xoài to một cách khác thường, mập mạp và thơm tho. Nhà vua bèn nhặt lên bóc ra và ăn thử, ngài không đợi ý kiến viên cận thần. Chưa khi nào vua được ăn một trái cây ngon như thế.

Thế là sau đó, các người thợ rừng được gọi đến hỏi ý kiến. Mọi người đều trả lời là họ chưa thấy cây xoài nào trái to như vậy. Nhưng nhà vua quyết định sẽ tìm cho kỳ được cây xoài qúy giá kia. Và ngày hôm sau, cả một đội binh thuyền được huy động để vượt dòng sông. Họ chuẩn bị rất nhiều lương thực, quyết dừng lại khi nào đến được dưới gốc xoài....

Sau ba ngày, một buổi chiều kia, người ta tìm thấy trên một triền núi xa, một cây xoài cao lớn. Tin vui mừng truyền đi rất nhanh. Cánh tay được truyền thêm sức mạnh. Người ta chèo suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau.
Ðến chiều người ta đã gần đến được dưới cây xoài. Không thể tả hết nổi ngạc nhiên của quân binh và vua quan. Họ chưa bao giờ thấy một cây to như thế. Ðứng trước nó như đứng trước cảnh núi non hùng vĩ, con người thấy mình bé nhỏ quá. Ai nấy đều có ít nhiều lo ngại.

Mà hình như trên cây có những con vật đang đang chuyển động. Không phải một vài chục, một vài trăm mà hàng ngàn. Ðoàn thuyền đến gần. Người ta nhận ra đó là một thế giới vượn đang chiếm cứ cả cây xoài và sinh sống ở đấy. Nhà vua đứng ở mũi thuyền cũng vừa nghiệm thấy như thế. Quả là một sự khinh mạn lớn vì tất cả những trái xoài ngon từ trước đến giờ đều bị loài vượn đáng ghét kia ăn trước hết cả. Lệnh truyền ra cho tất cả quân lính phải bao vây chặt chẽ và chuẩn bị sẵn sàng cung tên chờ ngày mai, khi mặt trời trở dậy, bắt đầu tàn sát tất cả đoàn vượn kia!
Về phía đoàn vượn, tất cả đều tỏ vẻ hoảng sợ. Chúng đoán biết có một tai nạn không tiền khoáng hậu sẽ xảy đến với chúng, mặc dầu vượn chúa đã tìm cách làm an lòng.

Trong đêm ấy, vượn chúa băn khoăn nát óc nghĩ cách cứu đoàn. Rồi thình lình, vượn chúa vụt trèo ra đầu cành ngả sang sông. Từ đây qua bờ bên kia còn xa lắm. Sông rộng, nước sâu khó có một con vượn nào có thể thoát được sang ngã này. Bỗng vượn chúa nhún mình lấy hết sức mạnh, đánh một cái nhảy sang bên kia bờ. Rồi vượn chúa đi tìm những sợi mây dài, nối liền lại và loay hoay cột một đầu dây vào thân cây, còn đầu dây kia cột vào thân mình. Xong xuôi, vượn chúa lại lấy hết sức để nhảy trở về cây xoài.

Vượn chúa định làm một chiếc cầu bằng dây để cứu thoát cho cả đoàn mình chuyển sang bên kia bờ. Nhưng, nguy thay! Sợi dây bị hụt đoạn chừng một sải tay và vừa đúng khi hai tay vượn chúa nắm được cành xoài đâm ra sông là sợi dây vừa căng thẳng, kéo chân vượn ra sau. Tám ngàn vượn phải chuyền chuyền sang sông đêm nay. Cho nên vượn chúa nằm ngay trong thế đó, hai tay vượn nắm chặt nhánh xoài, chân vượn nối dài thêm sợi dây để làm cầu, vượn chúa ra lệnh cho toàn đoàn sang sông. Bầy vượn ngần ngừ. Phải bước lên mình vượn chúa? Phải chuyền mình trên sợi dây đang kéo nặng thân vượn chúa? Trước sự đau lòng ấy, nhiều con đã nức nở, chảy nước mắt. Nhưng không còn chậm trể được; hoặc xót thương để ngày mai phải bị tiêu diệt cả; hoặc phải cứu sống cả đoàn.

Lệnh được lập lại một lần nữa trước sự cương quyết của vượn chúa. Bầy vượn chuyền sang sông. Con nào con nấy đều cố sức đi thật nhẹ nhàng. Chúng cảm thấy như đang dày vò lên một cái gì cao qúy, một trái tim đã hết mực hy sinh cho chúng.

Vượn chúa đã ngất đi nhiều lần, nhưng lại cố trấn tĩnh ngay để nắm vững thân cây. Bầy vượn qua gần hết, con vượt qua cuối cùng là con vượn Devadatta. Ðây là con vượn xấu xa nhất, đã nhiều lần tỏ lòng ghanh ghét vượn chúa và tìm cách ám hại. Nó cho là cơ hội đã đến. Nó nhảy mạnh lên mình vượn chúa với tất cả sức mạnh của nó và nhún thật mạnh trên cầu dây. Vượn chúa tưởng chừng như dập cả buồng gan, nhưng vẫn cố ráng sức nắm chặt thân cây để nó sang sông được an toàn. Rồi vượn chúa mệt lả đi. Qua bên kia bờ sông, con vượn Devadatta quay nhìn lại. Trong ánh lờ mờ của ngày sắp dậy, nó thấy thân hình vượn chúa lông lá phờ phạc, im không cử động. Tự nhiên nó cúi mặt xuống, rơi hai hàng lệ nóng; nó hối hận, nó cảm phục đức độ bao dung của vượn chúa.

Sáng hôm sau, vua Ba La Nại truyền tiến quân. Nhưng một ngạc nhiên lớn! Toàn thể bầy vượn đông đảo đã trốn đi ngã nào hết. Quan quân đến dưới gốc cây xoài, người ta nhìn lên. Cảnh tượng thật cảm động. Một con vượn to lớn khác thường đang nối mình với một cành cây và một sợi dây bắt qua bên kia bờ sông. Vượn nằm im không cử động, hình như mệt ngất đi. Theo nhiều người thợ rừng cho biết thì đây là con vượn đầu đàn. Lúc bấy giờ nhà vua rỏ đầu đuôi. Thì ra con vượn đầu đàn đã lấy thân mình nối thành cầu để cứu thoát cho cả bầy của mình. Vượn đầu đàn đã nêu gương hy sinh cao cả làm nhà vua cảm phục lắm. Ngài đột nhiên tỉnh ngộ, nghĩ đến việc làm ích kỷ và thấp hèn của mình: Chỉ vì muốn có những trái xoài ngon ngọt mà ngài đã dùng uy quyền huy động nhiều người đến đây. Chỉ vì một ý muốn tầm thường nếu không muốn nói là sai lầm, một sự tức giận nhỏ nhen mà ngài suýt gây nên một sự tàn sát thảm khốc. Rồi ngài quay sang bọn thợ săn đang đứng yên, không còn hăm hở muốn giết hại như trước. Ngài nói to để chỉ cho họ một bài học và lập tức truyền lệnh lui quân. Sau khi đã sai người đưa vượn chúa xuống và tự tay ngài vuốt ve săn sóc cho vượn chúa tỉnh lại.

(Sưu tầm truyện PG)
Happy Memorial holiday to all BTs
 

Sản phẩm

Online

Online 1 Lượt truy cập 762